Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Vài nét về cúm A-H1N1
   2009-05-05 16:53:00    cri

Nghe Online

Mới đây, các nước Mê-hi-cô, Mỹ v.v đã bùng phát dịch cúm A-H1N1 và đang lan rộng trên toàn cầu. Chuyên gia hữu quan nêu rõ, cúm A-H1N1 không có gì đáng sợ, mặc dù hiện nay chưa có vắc-xin phòng chống, song qua áp dụng biện pháp phòng chống thích đáng và bồi dưỡng thói quen tốt vệ sinh cá nhân, dịch cúm A-H1N1 là có thể phòng chống và chữa trị.

Theo con số thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tính đến 12 giờ ngày 3 tháng 5 giờ Bắc Kinh, 16 nước và khu vực trên toàn cầu đã xác nhận xảy ra 657 ca cúm A-H1N1, trong đó xác nhận 17 người chết do nhiễm cúm A-H1N1. Mê-hi-cô xác nhận tổng số người bị lây nhiễm lên tới 397 người. Mỹ xác nhận 159 người bị nhiễm cúm A-H1N1. Hồng Công Trung Quốc xác nhận 1 người nhập cảnh từ Mê-hi-cô bị lây nhiễm.

Vậy, cuộc khủng hoảng an toàn vệ sinh mang tính toàn cầu này đã bùng phát như thế nào? Ông Vương Toàn Ý, Giám đốc Sở Phòng chống bệnh truyền nhiễm và bệnh địa phương thuộc Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh thành phố Bắc Kinh, chuyên gia nghiên cứu bệnh truyền nhiễm Trung Quốc cho biết, sở dĩ dịch cúm A-H1N1 có thể lây lan giữa các nước, chủ yếu là vì loại vi-rút này có đặc trưng lây nhiễm giữa con người.

"Sau khi thích ứng lây nhiễm giữa con người, thì loại vi-rút của cúm A-H1N1 sẽ lây nhiễm từ người này sang người khác. Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng, loại vi-rút này rất có thể trở thành vi khuẩn tụ cầu gây nên dịch cúm nghiêm trọng, bởi vì nó là loại vi-rút mới, mọi người đều không có sức đề kháng, con người tiếp xúc với nhau rất dễ lây nhiễm, chính vì vậy số lượng người lây nhiễm khá đông."

Tin cho biết, khả năng lây nhiễm giữa con người là một trong những khác biệt lớn nhất giữa vi-rút cúm A-H1N1 với cảm cúm thường. Chúng ta đều biết, vi-rút cúm gia cầm chủ yếu truyền từ gia cầm sang cho con người, mà không có khả năng lây nhiễm hữu hiệu giữa con người; còn cúm A-H1N1 lại có thể lây nhiễm qua sự tiếp xúc giữa con người. Chuyên gia nêu rõ, là dịch bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, kênh lây nhiễm của cúm A-H1N1 có phần giống như dịch Sars, song khả năng truyền nhiễm của nó và tỷ lệ tử vong do nó gây nên vẫn cần phải tiếp tục quan sát. Xét về tình hình hiện nay, triệu chứng do dịch cúm A-H1N1 gây nên nhẹ hơn so với dịch Sars.

Đứng trước tình hình lây nhiễm của cúm A-H1N1, Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố nâng cảnh báo dịch cúm toàn cầu này từ cấp bốn ban đầu lên tới cấp năm, đồng thời không loại bỏ khả năng nâng lên cấp sáu khi cần thiết. Điều này đánh dấu vi-rút của dịch cúm này ít nhất đã lây lan giữa hai nước cùng một khu vực, hơn nữa trở thành dịch bệnh kéo dài trong một thời gian. Chuyên gia nhắc nhở rằng, hắt hơi, ho và tiếp xúc cơ thể đều có thể dẫn đến cúm A-H1N1 lây nhiễm giữa con người, sau khi bị nhiễm sẽ xuất hiện triệu chứng giống như cảm cúm thường, thí dụ như phát sốt, ho, đau họng, đau người, đau đầu, phát rét và mệt lả, có trường hợp còn xuất hiện triệu chứng ỉa chảy, buồn nôn, trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫn đến viêm phổi, suy đường hô hấp, thậm chí tử vong.

Cúm A-H1N1 đã thu hút sự quan tâm rộng khắp của các nước trên thế giới. Hiện nay, ngoài một người Mê-hi-cô bị phát hiện nhiễm cúm A-H1N1 nhập cảnh Hồng Công ra, Trung Quốc chưa xuất hiện trường hợp nhiễm cúm A-H1N1 và trường hợp bị nghi lây nhiễm, thế nhưng Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp phòng chống, đồng thời đang tổ chức chuyên gia tiến hành phân tích đối với vi-rút, trong khi đó chuẩn bị dự án ứng đối theo tình hình diễn biến của dịch bệnh.

Tin cho biết, hiện nay, Trung Quốc có năng lực và kỹ thuật tiến hành xét nghiệm vi-rút cúm A-H1N1, Bộ Y tế Trung Quốc đã yêu cầu cơ quan nghiên cứu khoa học cần phải nhanh chóng nghiên cứu và chế tạo thuốc chẩn đoán xét nghiệm và tích cực triển khai nghiên cứu vắc-xin và thuốc điều trị tương quan, Để giúp Chính phủ Mê-hi-cô ứng đối với cúm A-H1N1, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định viện trợ nhân đạo khẩn cấp trị giá 5 triệu đô-la Mỹ cho Chính phủ Mê-hi-cô, trong đó có 1 triệu đô-la Mỹ tiền mặt và vật tư trị giá 4 triệu đô-la Mỹ.

Nhằm phòng chống xảy ra cúm A-H1N1, Chính phủ Trung Quốc đã cấm nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm chế biến từ thịt lợn từ khu vực xảy ra dịch bệnh của Mê-hi-cô và Mỹ, đồng thời ra thông báo khẩn cấp quy định, những người đến từ khu vực dịch bệnh nếu xuất hiện triệu chứng giống như cảm cúm, cần phải chủ động khai báo với cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch xuất nhập cảnh. Ngoài ra, các cửa khẩu tại Quảng Đông, Thượng Hải, Giang Tô của Trung Quốc còn phải tăng cường kiểm tra xuất nhập cảnh, nghiêm khắc đề phòng cúm A-H1N1 tràn vào Trung Quốc.

Là đầu mối hàng không quốc tế, sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh mỗi ngày ít nhất có mười mấy chuyến bay cất cánh từ khu vực Bắc Mỹ hạ cánh tại sân bay. Sau khi Mỹ, Mê-hi-cô và các nước khác xảy ra cúm A-H1N1, bộ phận kiểm dịch hành khách của sân bay Thủ đô đã tiến hành kiểm tra nhiệt độ một cách nghiêm khắc hơn đối với hành khách nhập cảnh qua các thiết bị kiểm tra nhiệt độ tự động. Nhân viên kiểm nghiệm kiểm dịch tại hiện trường cho biết:

"Các biện pháp của sân bay Thủ đô Bắc Kinh là, đối với những hành khách có nhiệt độ trên 38 độ C, thì chúng tôi sẽ tiến hành điều tra về bệnh truyền nhiễm. Sau khi hành khách nhập cảnh, chúng tôi lại kiểm tra nhiệt độ lần nữa. Đối với hành khách xuất cảnh, chúng tôi cũng kiểm tra nhiệt độ tại sân bay, nếu thiết bị không báo hiệu, thì hành khách được phép đi qua."

Được biết, những người nhiễm cúm A-H1N1 thời kỳ đầu có thể điều trị bằng Tamiflu. Chuyên gia lưu ý, thịt lợn nấu tới 71 độ C là có thể tiêu diệt vi-rút cúm A-H1N1, chúng ta sẽ không bị lây nhiễm bởi sử dụng thịt lợn hoặc sản phẩm chế biến từ thịt lợn. Chúng ta cần phải thường xuyên mở cửa sổ thông gió, rửa tay kỹ, ngoài ra có thể thường xuyên sát trùng bằng cồn.

Trong bối cảnh toàn cầu đang đứng trước cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, hiện nay lại bùng phát cúm A-H1N1, hơn nữa tốc độ lây lan khiến người khó mà lường trước được, điều này chắc chắn là thách thức gay go đối với các nước trên thế giới. Bộ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc Trần Trúc nói, các nước cần phải tăng cường hợp tác quốc tế, cùng ứng đối với khủng hoảng y tế công cộng đột phát này.

"Dịch bệnh là không biên giới, toàn cầu hóa đã làm suy yếu khả năng phòng chống dịch bệnh và tăng cường tính nương tựa lẫn nhau giữa các nước, an ninh y tế là thách thức to lớn đặt ra cho mỗi nước hiện nay, là trọng điểm chiến lược phát triển tổng thể của các nước. Vì vậy, cộng đồng quốc tế cần phải tăng cường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ tri thức, xiết tay ứng đối với dịch bệnh y tế công cộng đang đe dọa đến sức khỏe của loài người."