Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Ông Trần Chương Lương với Ba mươi năm Cải cách mở cửa
   2009-01-01 14:31:17    cri
Học giả, Ông chủ, Hiệu trưởng Trường đại học, Quan chức. Ba mươi năm trước, khi cậu bé Trần Chương Lương, con em một gia đình ngư dân nghèo khó nhận được Thông báo thi đậu đại học, có lẽ không bao giờ nghĩ tới tương lai của cuộc đời mình lại trải qua nhiều biến đổi khác nhau như vậy. Giờ đây, ông Trần Chương Lương, 47 tuổi là phó Chủ tịch chính quyền Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc. Sau đây, mời các bạn nghe ông Trần Chương Lương kể về Sự từng trải trưởng thành trong ba mươi năm qua.

Một ngày tháng 2 năm 1961, ông Trần Chương Lương ra đời ở một làng đánh cá tỉnh Phúc Kiến vùng duyên hải đông nam Trung Quốc. Nhớ lại tuổi ấu thơ, ông nói tóm tắt bằng câu :

Con em ngư dân, bố mẹ không biết chữ, nghèo đến nỗi bây giờ tôi cũng không dám tin là nghèo như thế.

Mặc dù ông chỉ là một đứa trẻ làng chài nghèo khó, mặc dù ông 9 tuổi mới lần đầu cắp sách tới trường, mặc dù ngoài giờ học ông còn phải ra đồng và đánh bắt cá, nhưng ông lại rất may mắn. Năm 1977, khi Trung Quốc quyết định khôi phục Chế độ thi cử tuyển sinh Đại học và cao đẳng, ông Trần Chương Lương đang học lớp 10, vừa vặn đón đúng dịp may thay đổi vận mệnh.

Quyết định khôi phục Chế độ thi cử tuyển sinh vào năm 1977, do đó tôi có thời gian học tập một năm, năm 1978, vừa học hết lớp 11 thì tham gia thi đại học, sau khi thi xong, cả Trường trung học chỉ có một mình tôi thi đậu. Nếu không khôi phục chế độ thi cử tuyển sinh đại học thì tôi chắc chắn không có ngày hôm nay.

Là một học sinh thi đỗ đại học duy nhất của toàn xã, ông Trần Chương Lương đã rời khỏi làng đánh cá mà mình sinh sống mười mấy năm, vào học tại Học viện cây trồng nhiệt đới Hoa Nam Đảo Hải Nam. Năm 1978, toàn Trung Quốc có hơn 400 nghìn thanh niên trí thức có lý tưởng và tài ba như ông Trần Chương Lương bước vào ngưỡng cửa Trường đại học.

Cuộc sống đại học thật vui vẻ. Năm học thứ ba, Nhà nước cần tuyển chọn cử một tốp thanh niên ưu tú đi lưu học tại Mỹ. Ông Trần Chương Lương là học sinh có thành tích học tập xuất sắc nhất trong Trường đã được cử đi lưu học.

Đồng chí Đặng Tiểu Bình, Nhà lãnh đạo lúc bấy giờ đã quyết định cương quyết việc đưa thanh niên đi nước ngoài học Tiến sĩ. Tôi lại rất may mắn được đi lưu học đợt đầu, sau đó thi cử.v.v..., tôi được học bổng đến học tập tại Mỹ.

Năm 1983, ông Trần Chương Lương thi đạt thành tích xuất sắc vào lớp Nghiên cứu sinh Khoa Sinh vật và Y học Trường đại học Oa-sinh-tơn Tiểu bang Mít-xu-ri Mỹ, bay đi Mỹ bắt đầu cuộc sống mới của mình. Sau khi Bài luận văn của ông được đăng trên "Báo Phân tử học" châu Âu từ năm 1985, tên tuổi ông Trần Chương Lương được gắn liền với hàng loạt thành công.

Khi ông Trần Chương Lương học tập tại nước ngoài, Trung Quốc từ tháng 3 năm 1986 bắt đầu tiến hành một Kế hoạch phát triển khoa học kỹ thuật mũi nhọn. Kế hoạch được gọi là "863" này thực hiện đột phá 7 lĩnh vực khoa học kỹ thuật trọng điểm là Sinh học, Hàng không vũ trụ, Tin học, La-de, Tự động hóa, Năng lượng và Vật liệu mới. Tháng 2 năm 1987, Kế hoạch "863" đã chính thức tổ chức thực thi. Cũng trong năm 1987, ông Trần Chương Lương do đạt thành tích nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học đã được cấp Bằng tiến sĩ sớm 18 tháng. Ông đã khước từ một Công ty sinh học Mỹ mời làm việc với đãi ngộ cao, kiên quyết về nước, lựa chọn tới làm việc tại Trường đại học Bắc Kinh nổi tiếng Trung Quốc, mở rộng lĩnh vực sinh vật học trong nước.

Ông Trần Chương Lương mới 26 tuổi đã được Trường đại học Bắc Kinh đề bạt đặc biệt làm phó giáo sư, hai năm sau, ông trở thành Giáo sư trẻ nhất Trung Quốc. Năm 1991, ông Trần Chương Lương 30 tuổi với thành quả nghiên cứu xuất sắc về lĩnh vực kỹ thuật Công trình Gen thực vật và Sinh vật học phân tử, đã được Giải Khoa học Thanh niên của Tổ chức Khoa học Giáo Dục Văn hóa Liên hợp quốc. Giải thưởng này được gọi là "Giải Nô-ben thanh niên" trên Trường quốc tế.

1 2