Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Mã Hân: Cải cách mở cửa khiến tôi thực hiện giá trị cuộc đời
   2009-01-01 14:33:36    Mạng Tân Hoa
"Kể từ nước Trung Hoa mới thành lập, không có gì như cải cách mở cửa làm thay đổi triệt để Trung Quốc, làm thay đổi số phận của mỗi người Trung Quốc. Nếu không có cải cách mở cửa, hiện nay tôi rất có thể vẫn ở nông thôn phấn đấu vì kế sinh nhai, cải cách mở cửa đã khiến tôi thực hiện giá trị cuộc đời." Nhìn lại 30 năm qua, Giám đốc khu nam Học viện Âm nhạc Thẩm Dương Mã Hân cảm khai muôn phần.

Mã Hân 5 tuổi theo bố mẹ xuống nông thôn, 15 tuổi mới trở về Thẩm Dương. Năm đó chính là năm 1978.

Năm 1985, Mã Hân tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục âm nhạc Học viện Âm nhạc Thẩm Dương và được giữ lại trường làm phụ đạo viên chính trị. "Hồi đó đời sống vẫn rất gian khổ, mỗi ngày ít nhất phải ăn một bữa cơm độn." Vì vậy, Mã Hân nắm bắt cơ hội thi trường biểu diễn văn nghệ mới nổi, cùng với người bạn đi biểu diễn các nơi trong ngày nghỉ và ngày lễ, việc này không những được khán giả hoan nghênh mà còn có thu nhập khá.

Năm 1998, Học viện Âm nhạc Thẩm Dương thành lập Học viện Giáo dục thành niên, Mã Hân giữ chức giám đốc. "Nơi sở tại của học viện nguyên là Học viện Công nghệ Liêu Ninh, lúc đó cả trường chỉ có một toà nhà giảng dạy, trên sân vận động cỏ dại um tùm, cao bằng đầu người." Mã Hân và toàn bộ cán bộ viên chức khắc phụ khó khăn, cất bước từ việc tu nhà cửa và bàn nghế, dán quảng cáo tuyển sinh, v.v dần dần, các thiết bị đàn pi-a-nô được mua sắm, các toà nhà ký túc mọc lên ... Hiện nay, trường trở thành khu nam Học viện Âm nhạc Thẩm Dương với các bậc học đại học, cao đẳng, giáo dục thành niên và cấp ba trực thuộc, có hơn 8000 học sinh, tổng tài sản trị giá hơn 600 triệu nhân dân tệ, số người đang theo học tại trường đứng đầu các trường đại học nghệ thuật toàn quốc.

Trong 10 năm qua, Mã Hân đã hoàn thành nhiều "sáng kiến" về kinh doanh: trước tiên thi hành chế độ hợp đồng trong sử dụng nhân tài, lương năm của phụ đạo viên sẽ lên tới 50 nghìn nhân dân tệ; khuyến khích sinh viên tham gia thực tiễn xã hội từ năm thứ nhất, xây dựng hơn 80 cơ sở thực tiễn ngoài trường; hàng năm chi 1 triệu nhân dân tệ tuyển 20 học sinh nông thôn, miễn phí theo học nhưng phải về quê giảng dạy hai năm sau khi tốt nghiệp; trong thời gian diễn ra Hội chợ Sinh vật cảnh thế giới Thẩm Dương năm 2006, Thế vận hội Ô-lim-pích Bắc Kinh năm 2008, tổ chức biểu diễn hơn 100 buổi hoà nhạc; khuyến khích hơn một trăm giáo viên đầu tư thành lập Công ty truyền bá văn hoá; sau trận động đất Văn Xuyên tài trợ 100 học sinh khu vực bị thiên tai theo học miễn phí đến khi tốt nghiệp đại học ...

Những "sáng kiến" này đều bắt nguồn từ quan điểm kinh doanh của Mã Hân: "Để cho âm nhạc, múa đi vào đại chúng." "Giai đoạn đầu cải cách mở cửa, mọi người có thể chủ yếu là muốn giải quyết vấn đề ấm no, nhưng trong hơn 10 năm qua, Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc ngày càng sâu rộng, chính sách ngày càng tốt, ngày càng cặn kẽ, nhà trường là được phát triển từng bước trong chính sách tốt này, cũng phải thiết thực đền ơn cho xã hội." Ông nói, là hiệu trưởng của một trường nghệ thuật, một trong những trách nhiệm xã hội của ông là để cho nghệ thuật cao nhã đi vào cuộc sống của người dân bình thường.