Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Câu lạc bộ Tuổi trẻ--Cuộc sống nhà trường phong phú đã tạo mặt bằng giao lưu cho sinh viên Trung Quốc và lưu học sinh Việt Nam
   2008-11-11 16:24:31    cri

Nghe Online

Không biết các bạn có để ý không, những năm gần đây, ngày càng nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam đến Trung Quốc du học?

Cuộc sống nhà trường phong phú, đa dạng đã trở thành mặt bằng giao lưu giữa sinh viên Trung Quốc và lưu học sinh Việt Nam, chẳng hạn như, Trường Đại học Tài chính-kinh tế Trung ương Trung Quốc đã tổ chức đúng lúc một Diễn đàn sinh viên Trung-Việt để sinh viên hai nước cùng trao đổi nhận xét của mình về vấn đề tài chính trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay

Tiến sĩ Lương Chí Minh

Diễn đàn lần này đã mời thầy giáo hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ Khoa lịch sử Trường Đại học Bắc Kinh—trường đại học nổi tiếng nhất Trung Quốc, Lương Chí Minh giới thiệu chặng đường phát triển của quan hệ hữu nghị truyền thống Trung-Việt, đồng thời cũng mời bà Phan Kim Nga, nghiên cứu viên Viện Khoa học-xã hội Trung Quốc phân tích với các bạn sinh viên Trung Quốc và lưu học sinh Việt Nam về sự bấp bênh kinh tế xảy ra gần đây ở Việt Nam.

Tại hiện trường, Mẫn Linh trông thấy hàng trăm sinh viên Trung Quốc đang chăm chú nghe và ghi chép, còn các bạn lưu học sinh Việt Nam thì gật đầu liên tiếp, tỏ ý tán thành.

Tại diễn đàn, lưu học sinh Việt Nam, nghiên cứu sinh năm thứ hai Học viện khoa học và công trình quản lý Đại học Tài chính-kinh tế Trung ương, bạn Đặng Thành Kiên thay mặt lưu học sinh Việt Nam lên phát biểu, đã trình bày sự khác nhau và giống nhau giữa cuộc cải cách cơ quan tài chính-tiền tệ của hai nước Trung Quốc và Việt Nam, nhận được những tràng vỗ tay hết sức nhiệt liệt.

Đề cập nguyên nhân tổ chức một Diễn đàn sinh viên Trung-Việt như vậy, bạn Trương Đình Đình, sinh viên năm thứ hai Học viện khoa học và công trình Quản lý Đại học Tài chính-kinh tế Trung ương phụ trách công tác tổ chức cho chúng tôi biết:

"Trường chúng tôi có nhiều lưu học sinh Việt Nam, vừa vặn nhà trường tổ chức hoạt động học tập văn hóa, các thầy cô giáo của chúng tôi bèn nảy sinh ý định mời hai giáo sư đến trao đổi nhận xét về vấn đề kinh tế Việt Nam."

Tại hiện trường, Mẫn Linh và Nam Dương cũng đã chứng kiến các bạn sinh viên Trung Quốc và Việt Nam rất tích cực giao lưu với nhau, sinh viên Trung Quốc không ngừng nêu câu hỏi về tình hình trong nước và kinh tế Việt Nam với các thầy cô, nhất là câu hỏi dưới đây khiến cho bầu không khí tại hiện trường đạt tới đỉnh cao.

Câu hỏi của bạn sinh viên Trung Quốc vừa rồi là "sự hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam đã thu được thành quả rất lớn, vậy trong tương lai sẽ có cơ hội phát triển gì? Là một sinh viên nên nắm bắt những cơ hội phát triển như thế nào?"

Câu hỏi này quả thật rất hay. Bà Phan Kim Nga trả lời rằng, hiện nay có tới hàng chục nghìn lưu học sinh Việt Nam đang theo học tại Trung Quốc, vậy tại sao lại có nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam lựa chọn đến Trung Quốc du học như vậy, những cơ hội phát triển gì đã thu hút họ đến với Trung Quốc?

Điều này cần phải hỏi bản thân các bạn lưu học sinh Việt Nam, cho nên bà Phan Kim Nga đã pát-xê câu hỏi cho các bạn lưu học sinh Việt Nam tại hiện trường.

Lưu học sinh Việt Nam đứng trước mi-crô này có chút dụt dè, không biết nên trình bày như thế nào, nhưng được sự cổ vũ của các thầy cô Trung Quốc, bạn đã mạnh dạn trao đổi quan điểm của mình với các bạn sinh viên Trung Quốc tại hiện trường bằng tiếng Trung:

"Trước hết tôi đến Trung Quốc là để học tiếng Trung, bởi vì từ khi thi hành cải cách mở cửa đến nay, Trung Quốc phát triển rất nhanh, cơ chế quản lý cũng rất hoàn thiện. Hiện nay, Việt Nam phát triển rất nhanh nhưng gặp phải nhiều vấn đề, tôi đến Trung Quốc cũng muốn học tập kinh nghiệm quản lý. Chuyên ngành của tôi là về đầu tư, tôi muốn học tập kinh nghiệm đầu tư ở đây, học cách quản lý tiền bạc của mình. Cũng có nhiều bạn học đến đây học tiếng Trung là vì cha mẹ làm buôn bán với Trung Quốc, học xong họ sẽ về giúp việc gia đình."

Sự chân thành của lưu học sinh Việt Nam đã nhận được tràng vỗ tay của các bạn sinh viên Trung Quốc. Chính trong bầu không khí thoải mái như vậy, sinh viên Trung Quốc và Việt Nam trao đổi với nhau nhận xét của mình, khiến Mẫn Linh có mặt tại hiện trường cũng cảm thấy sức sống và nhiệt tình của họ.

Bạn Đặng Thành Kiên

Thảo nào bạn Đặng Thành Kiên mong rằng hoạt động như vậy hàng năm được tổ chức một lần để tăng cường tình hữu nghị giữa sinh viên Trung Quốc và Việt Nam:

Ngoài tổ chức hoạt động diễn đàn giao lưu như vậy ra, nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động để tạo cơ hội giao lưu cho các bạn sinh viên Trung Quốc và nước ngoài. Bạn Trương Đình Đình cho chúng tôi biết, chính tuần vừa rồi, nhà trường đã tổ chức hoạt động du lịch mùa thu, 6 lưu học sinh Việt Nam trong lớp của Đình Đình cũng đã tham gia, các bạn vừa tham quan, vừa giao lưu, trở thành bạn thân của nhau. Sự nhiệt tình của các bạn lưu học sinh Việt Nam đã để lại ấn tượng sâu sắc cho Đình Đình.

Các bạn đừng coi thường những cuộc giao lưu như vậy nhé, thực ra chính sự giao lưu giữa sinh viên Trung Quốc và Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy giao lưu văn hóa và quan hệ hữu nghị giữa hai nước, đây không phải là quan điểm của riêng Nam Dương đâu, mà là sự từng trải của thầy Lương Chí Minh. Thầy Lương Chí Minh nói:

"Số lưu học sinh Việt Nam xếp thứ 4 trong tổng số lưu học sinh các nước tại Trung Quốc, nhưng trong những năm tôi học đại học, số lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc là đông nhất, vào những năm 50, 60, ở Đại học Bắc Kinh, lưu học sinh Việt Nam ở cả một tòa lầu. Các lưu học sinh đã đóng vai trò rất lớn trong sự giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam, bây giờ có nhiều học giả Việt Nam nghiên cứu lịch sử Việt Nam và văn hóa Trung Quốc đều là tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh, là bạn học cũ của tôi. Các bạn đến đây tìm hiểu Trung Quốc, chúng tôi sang Việt Nam tìm hiểu Việt Nam, chính sự giao lưu giữa chúng ta là giao lưu về văn hóa, là cầu nối tình hữu nghị hai nước."

Hy vọng các hoạt động trong trường như Diễn đàn sinh viên Trung-Việt được tổ chức ngày càng nhiều trong các trường đại học để các bạn trẻ Trung Quốc và Việt Nam xiết tay nhau, góp phần tăng cường tình hữu nghị hai nước.