Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Người đứng đầu phát triển phong trào thể thao người khuyết tật Việt Nam—Vũ Thế Phiệt
   2008-09-09 15:45:58    cri

Nghe Online

Các bạn thân mến, Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam tất cả có 9 vận động viên tham gia Đại hội thể thao Pa-ra-lim-pích lần thứ 13 Bắc Kinh, đến ngày 9, các vận động viên Việt Nam đều đã có mặt tại các đấu trường Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh. Song tại ngoài sân thi đấu, chúng tôi luôn luôn trông thấy bóng dáng của một người bận rộn phục vụ cho các vận động viên, ông tức là Trưởng đoàn Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam—Vũ Thế Phiệt, ông cũng là người đầu tiên dốc sức phát triển phong trào thể thao người khuyết tật Việt Nam. Trong Chương trình đặc biệt hôm nay, chúng ta cùng làm quen với người Trưởng đoàn hoà nhã này.

Khi trả lời phỏng vấn, Trưởng đoàn Vũ Thế Phiệt thường bị gián đoạn do những cuộc điện thoại gọi đến. Để làm cho các vận động viên có thể thích ứng hơn nữa môi trường thi đấu của Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh, cuối tháng 8, Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam đã đến Bắc Kinh, song trong thời gian một tuần ở Bắc Kinh, là Trưởng đoàn nhưng ông Phiệt hầu như không có thời gian để thưởng thức những phong cảnh tươi đẹp của mùa thu Bắc Kinh, ngay cả phố thương mại tại khu quốc tế trong Làng Pa-ra-lim-pích mà các vận động viên ưa thích nhất, cách nơi ở của vận động viên chỉ mất 5 phút đi bộ, ông cũng không có dịp đi dạo. Mỗi ngày, ông đều bận rộn trong các công việc của Đoàn Thể thao. Nhưng mọi điều này đối với ông mà nói là hết sức bình thường. Ông từng 3 lần dẫn Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam tham gia Pa-ra-lim-pích, mỗi lần ông đều như vậy, hơn thế nữa, trong hơn 20 năm qua, ông cũng thường xuyên bận rộn cho sự nghiệp thể thao người khuyết tật.

Số người khuyết tật của Việt Nam chiếm khoảng 4% dân số Việt Nam. Là người đầu tiên dốc sức phát triển phong trào thể thao người khuyết tật Việt Nam, lúc đầu, ông Phiệt cũng đã gặp nhiều khó khăn. Ông không biết bắt tay làm việc như thế nào, sự thiếu hụt về cơ sở thể thao cũng khiến ông cảm thấy đau đầu, song, điều khiến ông càng đau lòng hơn là, nhiều người không thông cảm với việc phát triển phong trào thể thao người khuyết tật. Ông nói:

"Thời kỳ đầu người ta ở Việt Nam cũng thế, người ta nói với tôi rằng, người ta đang bị khuyết tật còn bắt người ta đi tập luyện gì. Sau này tôi mới chứng minh cho người ta thấy rằng, họ đi tập thì họ mới phục hồi, và họ được giao lưu với xã hội và họ bước đi được những mặc cả về bệnh tật, dần dần, mọi người cũng thấy điều đó. Từ bản thân người khuyết tật cũng thế, người ta cảm thấy rất vui vẻ khi đi tập. Bởi vì đi tập thể dục thể thao đầu tiên đã khoẻ đã, sau đó được giao lưu với mọi người, bản thân họ cũng cảm thấy được hoà nhập chung với xã hội về mặt tinh thần cũng được an ủy. Đã có rất nhiều chứng minh để cho mọi người thấy, sau một thời gian đi tập người ta từ một người như thế này thành một người như thế nào. Trước đây phải gia đình đưa đi, sau thời gian tự đi được rồi, đỡ rất nhiều cho gắnh nặng cho gia đình."

Trong thời gian sau đó, ông Vũ Thế Phiệt không ngừng tìm tòi, không ngừng học tập những kinh nghiệm, đồng thời dưới sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền các địa phương nơi, vận động viên người khuyết tật Việt Nam bắt đầu có mặt tại đấu trường người khuyết tật quốc tế và khu vực. Năm 2000, Việt Nam lần đầu tiên cử 2 vận động viên tham gia Pa-ra-lim-pích Xít-ni; năm 2004, Việt Nam có 6 vận động người khuyết tật tham gia Pa-ra-lim-pích A-ten; tại Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh năm nay, số vận động viên người khuyết tật của Việt Nam đã lên tới 9 người.

"Tôi là người đầu tiên tại Việt Nam được giao nghiệp vụ phát triển phong trào, hơn 20 năm nay, hiện nay cũng phải nói đã làm được nhiều việc giúp cho phong trào đến nay có 46 tỉnh thành, các phong trào đã tham gia các giải quốc tế cũng được một số thành tích, nói chung trên quốc tế cũng biết Việt Nam có phong trào."

Ông Vũ Thế Phiệt nói, việc tham gia thi đấu là điều thứ hai, hiện nay, điều quan trọng nhất là phát triển và phổ biến các Câu lạc bộ thể thao người khuyết tật, làm cho càng nhiều người khuyết tật có điều kiện tham gia vào hoạt động chăm sóc sức khoẻ, tạo điều kiện cho sự phục hồi chức năng của người khuyết tật, lấy con người làm gốc, đây mới là ý nghĩa thực sự của phong trào thể thao người khuyết tật.

Đã làm công tác thể thao người khuyết tật hơn 20 năm, ông Vũ Thế Phiệt có tình cảm đặc biệt với người khuyết tật. Phần lớn công việc trong cuộc sống mà ông còn nhớ đều liên quan tới người khuyết tật. Ông cho biết, sự kiên cường và nghị lực mà người khuyết tật đã thể hiện trong cuộc sống bình thường đều đáng mỗi người học tập. Điều khiến ông vui mừng nhất là trông thấy người khuyết tật sống vui vẻ, ông nói:

"Có những trường hợp khi người ta đến tập luyện, trong đó mình đã tổ chức đám cưới. Những người khuyết tật tập luyện ở nhau đã sinh tình cảm, mình đứng ra tổ chức đám cưới cho họ, thì nó nhiều cái cũng vui."

Do Trung Quốc và Việt Nam có quan hệ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực thể thao, ông Vũ Thế Phiệt thường đi Trung Quốc công tác, vì vậy, tiếng Trung của ông rất giỏi, ông nói, tiếp theo, Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc trong lĩnh vực thể thao người khuyết tật, hơn nữa còn phải từng bước giải quyết những vấn đề đặt ra cho sự nghiệp thể thao người khuyết tật Việt Nam, ví dụ như phát triển các cơ sở người khuyết tật Việt Nam, giải quyết tâm lý tự ti của người khuyết tật, tăng cường tập huấn về ngôn ngũ của vận động viên v.v. Tuy còn nhiều công việc cần làm, và gặp nhiều khó khăn, nhưng ông Vũ Thế Phiệt nói, ông sẽ quyết không từ bỏ sự nghiệp thể thao người khuyết tật mà ông rất yêu này, cho đến khi không đi nổi, không thấy được.