Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Cảm nhận Ô-lim-pích Bắc Kinh--Ông Han-di A-ô-ki nói, Thế vận hội Tô-ky-ô khiến chúng tôi được lợi rất nhiều
   2008-06-10 14:06:58    cri

Nghe Online

Cùng với Thế vận hội Bắc Kinh ngày một đến gần, nhiều người dân thành phố Bắc Kinh trên đường đi làm đều có thể chứng kiến những thay đổi từng ngày bởi Thế vận hội sắp khai mạc.

Chẳng hạn như khánh thành các sân nhà thi đấu Ô-lim-pích, khai thông tuyến tàu điện ngầm mới v.v. Người dân Bắc Kinh đang "tận hưởng" sự tiện lợi mà những đổi thay mang lại.

Vậy đối với những thành phố từng đăng cai Thế vận hội, không biết còn dấu ấn của Ô-lim-pích nữa không? Sau khi kết thúc Thế vận hội, những thành phố này có những chuyển biến gì?

Sau đây, chúng tôi sẽ dẫn các bạn đi thăm một thành phố từng đăng cai Thế vận hội, tìm hiểu quá trình trù bị Thế vận hội và những thay đổi sau Thế vận hội ở thành phố này.

Thế vận hội mùa hè lần thứ 8 đã tổ chức tại Tô-ky-ô, Nhật Bản vào năm 1968. Có lẽ nhiều bạn thính giả đang có mặt bên máy thu thanh đều chưa từng trải qua Thế vận hội lần đó, nhưng nó thật sự đã như chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển của Nhật Bản đang bước vào thời kỳ kinh tế phát triển nhanh chóng.

Kinh tế-xã hội Nhật Bản được lợi rất nhiều từ Thế vận hội, thế nhưng, Nhật Bản hồi đó không có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức giải thể thao mang tính thế giới như vậy. Các nhân sĩ giới thể thao Nhật Bản đã cố gắng và tìm tỏi rất nhiều trong việc đăng cai sự kiện thể thao quan trọng toàn cầu được tổ chức lần đầu tiên tại châu Á này.

Sau 44 năm, phóng viên Đài chúng tôi đã phỏng vấn ủy viên Ban tổ chức Ô-lim-pích Tô-ky-ô, Chủ tịch danh dự Hiệp hội thể thao Nhật Bản Han-di A-ô-ki.

Ông Han-di A-ô-ki là một trong hai thành viên còn sống của Ban tổ chức Ô-lim-pích Tô-ky-ô, mặc dù đã 93 tuổi, nhưng tư duy của ông vẫn rất sôi động.

Ông cho biết, tổ chức Thế vận hội là một thử thách lớn đối với họ, nhiều chi tiết đều cần học từ đầu.

"Trước hết chúng tôi phải dải đường đua, chỗ nào phải có độ dày bao nhiêu xăng-ti-mét đều phải tìm hiểu rõ. Lại ví dụ như độ cao của môn nhảy cao, nâng độ cao từng bước theo thứ tự gì, mỗi lần nâng cao bao nhiêu xăng-ti-mét, đều phải học tập những trình tự tổ chức cơ bản này, khối lượng công việc rất lớn. Ngoài ra các liên đoàn thể thao cũng tự mình xây dựng cơ chế đào tạo nhân tài."

Ông Han-di A-ô-ki nhớ lại rằng, các doanh nghiệp Nhật Bản lúc đó đều đang nằm trong thời kỳ phát triển nhanh chóng, không thể bảo đảm nguồn nhân lực đầy đủ cho công tác tổ chức Thế vận hội, nhất là cốt cán thanh niên.

"Lúc đó cũng là thời kỳ mở rộng sự nghiệp của các nhà doanh nghiệp, cho nên đều không chịu cử nhân viên cốt cán đến tham gia công tác tổ chức Thế vận hội. Các thành viên trong ban tổ chức phần lớn đã 80 tuổi, các cụ nhằm chuẩn bị Thế vận hội, đáp máy bay đến các nước từng đăng cai Thế vận hội để tham quan và học tập. Chúng tôi đều lấy làm cảm động vì các cụ đã lớn tuổi mà vẫn có tinh thần làm việc như vậy."

Tinh thần này cũng khích lệ các nhân viên công tác đang ở độ tuổi tráng niên, khiến họ đầu tư sức lực và tâm huyết to lớn vào công tác tổ chức Thế vận hội. Thế nhưng, khó khăn vẫn hết sức nặng nề, trong đó điều khiến ông Han-di A-ô-ki đối mặt với sức ép to lớn là làm thế nào để bảo đảm việc phán định chính xác thành tích thi đấu.

"Về mặt tổ chức, cùng với Thế vận hội ngày một đến gần, tôi hết sức lo lắng, đến nỗi không ngủ được, gần như bị điên. Chủ yếu lo lắng về mặt trọng tài. Chẳng hạn như nội dung chạy 100 mét, chỉ 10 giây là kết thúc, liệu có thể đưa ra được phán định thắng thua chính xác hay không là điều hết sức khó khăn. Thiết bị phán định bằng hình ảnh cũng không hoàn thiện, bởi vì lúc đó chỉ có ảnh mặt chính, cho nên việc phán đoán ngôi thứ là hết sức khó khăn."

Các nhân viên công tác đã làm rất xuất sắc trước sức ép to lớn, Thế vận hội Tô-ky-ô được tổ chức thành công. Những thành tựu đạt được và hiệu quả lâu dài đối với kinh tế-xã hội Nhật Bản đúng như mọi người đã biết.

Theo ông Han-di A-ô-ki, Thế vận hội đối với Nhật Bản có ý nghĩa gì?

"Thế vận hội đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân, tôi cho rằng đây là thu hoạch lớn nhất. Sức sống thể thao đã tác động tích cực đối với giới trẻ. Bóng chày, bóng đá, điền kinh, bơi lội, cứ trông thấy bóng dáng tập thể thao của các bạn trẻ là tôi lấy làm hết sức vui mừng."

Năm đó, là nước láng giềng của Nhật Bản, Trung Quốc chưa tham gia Thế vận hội Tô-ky-ô, điều này đối với ông Han-di A-ô-ki là một đáng tiếc lớn.

Nhằm thúc đẩy Trung Quốc trở lại đại gia đình Ô-lim-pích quốc tế, các nhân sĩ hữu hảo trong giới thể thao Nhật Ban đã đưa ra những cố gắng tích cực, ông Han-di A-ô-ki là một trong những nhân sĩ đó.

Bắt đầu từ thập niên 70 thế kỷ trước, ông nhiều lần đi thăm Trung Quốc, thúc đẩy Trung Quốc gia nhập các tổ chức thể thao quốc tế, góp phần tích cực cho Trung Quốc cuối cùng trở lại Thế vận hội.

Hiện nay, Thế vận hội sắp diễn ra tại Bắc Kinh, ông Han-di A-ô-ki gửi lời chúc chân thành cho Thế vận hội Bắc Kinh:

"Đây là lần thứ ba Thế vận hội tổ chức tại châu Á, nếu tôi còn khoẻ thì thật sự mong muốn bay luôn đến hiện trường. Chúc Thế vận hội thành công tốt đẹp, thành công to lớn. Chúc các vận động viên giành được thành tích tốt trong Thế vận hội. Tôi sẽ theo dõi hàng ngày Thế vận hội Bắc Kinh trên Tivi."

Thế vận hội từng là ước mơ của nhiều người, mỗi lần Thế vận hội đều gửi gắm nỗ lực của nhiều người, nguyện vọng lớn nhất của mọi người là kế thừa và truyền đi tinh thần Ô-lim-pích, tin rằng dưới sự nỗ lực của toàn thể thành viên trong Ban Tổ chức Ô-lim-pích Bắc Kinh, Bắc Kinh nhất định có thể tổ chức một kỳ Thế vận hội thành công.