Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Hồi sinh sau tai họa
   2007-12-12 14:45:06    cri

Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai một cách bi thương và tàn khốc, việc tái thiết quê hương sau chiến tranh đã trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhân dân các nước. Song, mọi người không quên Thế vận hội bị ngừng tổ chức hai kỳ do chiến tranh, năm 1948, cờ năm vòng tròn một lần nữa được kéo lên, Thế vận hội Ô-lim-pích lần thứ 14 được tổ chức tại Luân Đôn Anh.

Thế vận hội lần thứ 14 đã được tổ chức tại Luân Đôn Anh từ ngày 29-7 đến ngày 14-8 năm 1948. Chiến tranh đã gây tổn thất hủy diệt cho toàn thế giới, các nơi bị cuốn vào chiến tranh hầu như đều trở thành đống gạch vun, rất nhiều người bị chiến tranh cướp đi tíng mạng, nhiều ngôi sao Thế vận hội và thể thao cũng chịu đựng biết bao đau khổ trong cơn thảm họa này, hơn thế nữa, nhiều người đã mất tính mạng quý báu.

Thế nhưng, khi đám mây đên chiến tranh vẫn chưa tàn đi, những người theo đuổi kiên định phong trào Ô-lim-pích đã quyết định hồi sinh cho Thế vận hội. Tháng 8-1945, Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế họp hội nghị Ban chấp hành tại Luân Đôn, thương thảo vấn đề phát triển sau này của Thế vận hội. Ủy ban Ô-lim-pích quốc gia Anh chủ động bày tỏ ý nguyện xin đăng cai Thế vận hội lần thứ 14 năm 1948. Vì vậy, năm 1946, Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế quyết định trao cho Luân Đôn quyền đăng cai Thế vận hội lần này.

Lúc đó, nhiều người có thái độ bi quan đối với Thế vận hội Luân Đôn, cho rằng, tuy có thể tổ chức Thế vận hội sau chiến tranh thế giới, song, Thế vận hội lần này chắc chắn sẽ được tổ chức qua loa. Song nhân dân Anh đã trả lời sự hoài nghi này bằng hành động thực tế. Trong đó, Ủy ban Ô-lim-pích quốc gia Anh đã làm rất nhiều công việc, ví dụ như đã làm chương trình truyền hình tuyên truyền, Áp phích tuyên truyền v.v. Bên cạnh đó, dưới tình hình thiếu vốn trầm trọng, Ban tổ chức Thế vận hội Luân Đôn sử dụng đầy đủ những sân vận động và nhà thi đấu sẵn có, không xây dựng Làng Ô-lim-pích và các cơ sở thể thao lộng lẫy, các vận động viên đều được sắp xếp ăn ở trong doanh trại, nhà trường, thậm chí trong nhà người dân thành phố Luân Đôn.

Đồng thời, đoàn thể thao các nước và khu vực đến tham gia Thế vận hội cũng rất thông cảm Ban tổ chức Thế vận hội Luân Đôn, tận khả năng giảm thiểu gánh nặng cho nước chủ nhà. Do sau chiến tranh rất thiếu lương thực, nhiều đoàn thể thao quyết định tự mang theo lương thực đến tham gia Thế vận hội Luân Đôn. Một số nước thậm chí quyên tặng lương thực cho Thế vận hội Luân Đôn trong thời gian trù bị Thế vận hội.

Dưới sự nỗ lực chung của nhân dân yêu chuộng hoà bình Anh nói riêng và thế giới nói chung, trong thời gian không đầy hai năm, người Anh đã hoàn thành công tác trù bị Thế vận hội Luân Đôn với tốc độ khó có thể tin được. Tháng 7-1948, Thế vận hội lần thứ 14 đã diễn ra thuận lợi.

Thế vận hội lần thứ 14 là Thế vận hội đầu tiên được tổ chức sau Đại Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đã thay đổi rất nhiều so với các kỳ Thế vận hội trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đặt biệt là sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiều nước đã thoát khỏi ách thống trị thực dân giành được độc lập. Cho nên, tại Thế vận hội Luân Đôn năm 1948 có tới 14 nước và khu vực là lần đầu tiên tham gia Thế vận hội như Mi-an-ma, Vê-nê-xu-ê-la, Li-băng, Pa-ki-xtan v.v.

Hơn 4000 vận động viên đến từ 59 nước và khu vực đã tham gia Thế vận hội Luân Đôn. Điều đáng chú ý là, số nữ vận động viên tăng mạnh lên tới 385 người, con số lập kỷ lục này đã đánh dấu phụ nữ bắt đầu thực sự đóng vai quan trọng tại Thế vận hội.