Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thế vận hội Xít-ni lần thứ 27 năm 2000--1
   2006-06-06 12:16:16    cri
Thế vận hội lần thứ 27 diễn ra tại thành phố cảng Xít-ni đông nam Ô-xtrây-li-a từ ngày 15-9 đến ngày 1-10 năm 2000. Có hơn 30 thành phố trên thế giới, trong đó có thủ đô Bắc Kinh Trung Quốc xin đăng cai thế vận hội Thiên niên kỷ lần này, nhưng cuối cùng chỉ có 5 thành phố lọt vào vòng tranh đua cuối cùng là Xít-ni của Ô-xtrây-li-a, Bắc Kinh Trung Quốc, Béc-lin Đức, I-xtan-bun Thổ Nhĩ Kỳ và Man-che-xtơ Anh. Ngày 23-9-1993 là ngày bỏ phiếu chọn ra thành phố đăng cai, Bắc Kinh Trung Quốc trong vòng bỏ phiếi cuối cùng đã thua cho Xít-ni do kém hai phiếu, nuối tiếc trước quyền được đăng cai thế vận hội lần này.

Tham gia thế vận hội lần này có 10.651 vận động viên của 199 Ủy ban ô-lim-pích thành viên, trong đó có 4069 vận động viên nữ và 6582 vận động viên nam, đua tranh 300 bộ huy chương vàng thuộc 27 môn thi đấu. Có 16.033 nhà báo đưa tin về thế vận hội lần này, trong đó có 5298 phóng viên báo viết, 10.735 phóng viên phát thanh truyền hình. Thế vận hội Xít-ni cả thảy tuyển dụng 46.967 người tình nguyện.

Trong thời gian diễn ra thế vận hội cả thảy đã bán được 6,7 triệu tấm vé vào xem, tỷ lệ khán giả xem thi đấu đạt tới 87 o/o. Trong đó, ngày 22-9 có hơn 400 nghìn khán giả xem thi đấu trong công viên Ô-lim-pích. Truyền hình cũng thu được thành công to lớn, cả thế giới có 220 đài truyền hình quốc gia và khu vực truyền hình thế vận hội lần này. Sự tham gia truyền hình của In-tơ-nét cũng làm cho thế vận hội lần này được tuyên truyền càng rộng rãi hơn. Tại lễ bế mạc có tới 10 tỷ lượt truy cập trang web thế vận hội Xít-ni. Về mặt tiếp thị, thế vận hội Xít-ni cũng thu được thành công. Từ năm 1997 đến khi kết thúc thế vận hội, doanh thu tiêu thụ các mặt hàng lưu niệm đạt tới 420 triệu USD.

Hoạt động rước đuốc trước ngày khai mạc thế vận hội có sự sáng tạo, ban tổ chức đã tận dụng các phương thức rước đuốc trên biển, trên bộ và trên không, lửa thiêng thậm chí được các vận động viên bơi lặn mang xuống dưới lòng nước.

Các cuộc thi của thế vận hội lần này diễn ra trước hai ngày lễ khai mạc, tức bắt đầu từ ngày 13-9. Tại lễ khai mạc ngày 15-9, lễ thắp cháy bồn lửa thiêng đã đưa bầu không khí sôi nỗi lên tới đỉnh cao, người thắp cháy bồn lửa thiêng là nữ vận động viên xuất sắc của Ô-xtrây-li-a Ca-thay Phri-man. Sau khi toàn quyền Ô-xtrây-li-a Uy-li-am Đê-an tuyên bố khai mạc thế vận hội lần này, vận động viên Khúc côn cầu Hoóc-cơ và trọng tài bóng nước Cô-lơ lần lượt thay mặt vận động viên và trọng tài tuyên thệ.

Về thành tích thi đấu, thế vận hội lần này cũng thu được thành công lớn, không những lập nhiều kỷ lục thế giới mà còn xuất hiện đông đảo các vận động viên ưu tú. Chẳng hạn như nữ vận động viên Phít-xơ đã giành hai huy chương vàng trong môn đua xuồng Ca-i-ắc, chị là nữ vận động viên đầu tiên trong lịch sử giành lại huy chương vàng thế vận hội sau 20 năm. Vận động viên đua thuyền của Anh Xti-ven sau khi lại giành huy chương vàng tại thế vận hội lần này đã trở thành tuyển thủ đầu tiên liên tục giành huy chương vàng trong 5 kỳ thế vận hội.