Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-11-11 14:47:02    
"Cơn sốt Hán ngữ" đã lan ra khắp toàn cầu

Xin Hua

Nghe Online

Theo đà nền kinh tế TQ phát triển nhanh chóng, thực lực quốc gia không ngừng tăng mạnh, mấy năm gần đây "cơn sốt Hán ngữ" đã lan ra khắp toàn cầu. Nhất là tháng 7 năm nay Đại hội Hán ngữ thế giới tổ chức tại Bắc Kinh TQ lại đẩy cơn sốt này lên tầm cao mới. Dưới cơn sốt này, một thị trường đào tạo dạy Hán ngữ đang dần dần hình thành.

Tháng 10 là kỳ nghỉ của các trường học Thái Lan, giám đốc trung tâm dạy Hán ngữ Thái Lan dẫn mười mấy học sinh Thái Lan đến Bắc Kinh thể nghiệm việc dạy học hán ngữ chính cống. Trung tâm dạy Hán ngữ Thái Lan được thành lập vào năm 2001. Trong thời gian 3 năm ngắn ngủi, Trung tâm này đã mở hơn 10 phân trường tại Thái Lan. Trung tâm này được coi là một trong mười cơ cấu đào tạo Hán ngữ có tiềm năng nhất của Thái Lan. Hiện nay trung tâm này đã ký hiệp nghị cử giáo viên với mười mấy trường đại học TQ như trường đại học nhân dân TQ, đại học sư phạm Bắc Kinh, đại học Đồng Tế v.v...

Mấy năm nay, ngày càng nhiều trường học Thái Lan đến TQ tìm đối tác dạy Hán ngữ. Sự nhiệt tình đối với việc dạy Hán ngữ tại Thái Lan là "ảnh thu nhỏ" của "cơn sốt Hán ngữ" toàn cầu.

Tại Pháp, mức tăng hằng năm của thị trường đào tạo tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Tây Ban Nha là 2-4%, còn Hán ngữ là 38%; tại Nhật, Hán ngữ là ngoại ngữ thứ hai sau tiếng Anh; tại Ô-xtrây-li-a, Hán ngữ đã vượt tiếng I-ta-li-a, trở thành ngoại ngữ thứ nhất của Ô-xtrây-li-a; theo báo cáo của Cục tổng điều tra dân số Mỹ, Hán ngữ đã trở thành ngoại ngữ lớn thứ hai tại Mỹ sau tiếng Tây Ban Nha...

Đằng sau của việc "Cơn sốt Hán ngữ" lưu hành trên toàn cầu là sự dần dần lớn mạnh của nền kinh tế TQ.

Lấy Nhật làm ví dụ. Mấy năm nay, TQ đã trở thành nước xuất nhật khẩu lớn nhất của Nhật. Tương ứng với điều này, tại Nhật có gần 2 triệu người học Hán ngữ, hơn 500 trường đại học hầu như hoàn toàn mở môn học Hán ngữ.

Một ví dụ chứng minh khác là, ngày càng nhiều cơ quan quốc tế và công ty xuyên quốc gia coi chứng chỉ cấp độ thi trình độ Hán ngữ HSK do chính phủ TQ cấp phát là tiêu chuẩn đánh giá trình độ Hán ngữ của viên chức, có khi còn liên quan tới tiền lương của họ.

Trong "cơn sốt Hán ngữ" toàn cầu, một thị trường đào tạo Hán ngữ lớn đang hình thành. Liệu quy mô thị trường này lớn ra sao? Hiện nay còn chưa có dự đoán chính xác. Nhưng hiện nay số người học Hán ngữ trên thế giới là gần 100 triệu người, hằng năm có hơn 80 nghìn lưu học sinh nước ngoài đến TQ học tập.

Văn phòng nhóm lãnh đạo dạy Hán ngữ đối ngoại nhà nước TQ công bố con số: Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a lần lượt thiếu 90 nghìn và 100 nghìn giáo viên Hán ngữ. Được biết, các nước Nhật, Hàn Quốc, Việt Nam, Phi-líp-pin, 5 nước Trung Á cũng như Ấn Độ và Pa-ki-xtan có nhu cầu hết sức cấp bách về giáo viên Hán ngữ; châu Phi, khu vực A-rập và Nam Mỹ cũng có nhu cầu như vậy; còn các nước phát triển của châu Âu và Bắc Mỹ cũng mong được sự giúp đỡ của TQ.

Để giải quyết vấn đề này, đồng thời nhằm thoả mãn nhu cầu không ngừng tăng trưởng về dạy Hán ngữ trên toàn cầu, chính phủ và thị trường đều đã tích cực hành động lên.

Một mặt, "Kế hoạch người tình nguyện giáo viên Hán ngữ quốc tế" đã ra đời. Theo hiệp nghị giữa chính phủ TQ và các nước, hằng năm chính phủ TQ sẽ cử một số người tình nguyện tới các nước liên quan, giúp họ triển khai việc dạy Hán ngữ. Bên cạnh đó, kế hoạch thành lập 100 "Học viện Khổng Tử" trong toàn cầu đã được khởi động từ năm ngoái, nhằm quảng bá Hán ngữ, tiến hành dạy và đào tạo Hán ngữ trên toàn cầu.

Mặt khác, vốn tư nhân cũng tích cực tham gia vào công ciệc này. Các cơ cấu đào tạo Hán ngữ như trung tâm dạy Hán ngữ Thái Lan ngày càng nhiều lên, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình quảng bá Hán ngữ.