Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-06-28 09:29:21    
Thế vận hội Men-bơn lần thứ 16 năm 1956-V

cri
Ủy ban ô-lim-pích quốc tế sau lại đưa ra quyết định cho phép hai Ủy ban ô-lim-pích cùng tham gia thế vận hội lần thứ 16, và qui định tên gọi của hai đoàn thể thao là "TQ Đài Loan" và "TQ Bắc Kinh".

Ủy ban ô-lim-pích Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa luôn luôn kiên trì lập trường chính trị một TQ, kiên quyết phản đối âm mưu nặn ra "hai TQ" của Ủy ban ô-lim-pích quốc tế. Sau khi được tin Ủy ban ô-lim-pích quốc tế cho phép Đài Loan tham gia thế vận hội lần này, Ủy ban Ô-lim-pích TQ đã lập tức gửi điện tới Ủy ban ô-lim-pích quốc tế bày tỏ kháng nghị, tõ rõ rằng nếu cho phép Đài Loan tham gia thì Nước Trung Hoa mới sẽ từ chối tham gia Thế vận hội lần này.

Ngày 17-11, Ban chấp hành Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế thảo luận vấn đề Đài Loan, sau thống nhất ý kiến tức không chấp nhận mọi kháng nghị với lý do chính trị. Có ủy viên thậm chí kiến nghị TQ cần phải thành lập đoàn thể thao liên hợp như Công hoà dân chủ Đức và Cộng hoà Liên bang Đức. Kết quả là Đài Loan tổ chức đoàn tham gia, còn Tổng hội thể dục thể thao Trung Hoa tháng giêng năm 1956 đã ra tuyên bố cực lực kháng nghị cách làm chia cắt TQ của Ủy ban ô-lim-pích quốc tế, đồng thời tuyên bố từ chối tham gia Thế vận hội lần thứ 16.

Tỉnh Đài Loan TQ có 21 vận động viên nam tham gia các môn điền kinh, cử tạ, bắn súng, bóng rổ và quyền anh. Lễ bế mạc thế vận hội lần này có sự sáng tạo. Lúc đó phần lớn các đoàn thể thao sau khi thi đấu xong đều đã về nước, số còn lại không nhiều. Để lễ bế mạc diễn ra sôi nổi, vận động viên Ô-xtrây-li-a gốc Hoa Văn Cường Sâm kiến nghị lễ vào sân của vận động viên không tuân theo tuần tự quốc gia mà cùng vào không phân biệt quốc tịch. Ủy ban ô-lim-pích lúc đầu không đồng ý nhưng trước hiện thực sau này đã bày tỏ chấp thuận, nhưng với tiền đề là ít nhất phải có 400 người tham gia.

Tối hôm bế mạc các vận động viên đã tổ chức liên hoan, kết quả lễ bế mạc đã trở nên sôi động và ấm cúng hơn bất kỳ thế vận hội nào. Hình thức phá vỡ sự xa lạ quốc tế này đã tượng trưng cho khối đoàn kết và hoà bình hợp tác của nhân loại, được đông đảo khán giả hoan nghênh nhiệt liệt, vận động viên đến từ các nơi trên thế giới tay trong tay diễu hành, trở thành đặc sắc lớn nhất của lễ bế mạc Thế vận hội lần này, cũng khiến cho nhiều kỳ thế vận hội sau này học tập.