Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-06-06 16:03:42    
Giáo dục thay đổi số phận: "Tổng thống bình dân" Pê-ru đối thoại với sinh viên Trường đại học Bắc Kinh

Xin Hua
Theo tin Tân Hoa Xã: "Nếu mọi người không được tiếp thụ giáo dục, thì họ không sao được hưởng tự do." Ngày 3, bằng sự từng trải của mình Tổng thống Pê-ru Tô-lê-đô xưa nay được gọi là "Tổng thống bình dân" đã trình bày với sinh viên Trường đại học Bắc Kinh ý nghĩa của giáo dục đối với sự phát triển của bản thân và đất nước.

Tổng thống Tô-lê-đô, 57 tuổi có thể nói là mẫu mực của việc phấn đấu thành tài. Thời nhỏ trong hoàn cảnh gia đình khó khăn ông đã từng làm chú bé đánh giầy. Với sự nỗ lực bền bỉ, sau khi tốt nghiệp trung học ông Tô-lê-đô được cấp học bổng của Trường đại học Xan-phran-xi-xcô Mỹ. Sau khi tốt nghiệp lại học Trường đại học Xten-phớt, giành học vị tiến sĩ kinh tế học nguồn nhân lực.

Có thể do cảm nhận sâu sắc việc giáo dục đã thay đổi số phận của mình, trong diễn thuyết với sinh viên Trường đại học Bắc Kinh, Tổng thống Tô-lê-đô là nhà kinh tế học đã loại bỏ đề tài kinh tế, chuyển sang quan tâm vấn đề giáo dục.

"Một quốc gia có thể có tài nguyên thiên nhiên phong phú, có các mỏ dầu, than, đồng v.v, nhưng nếu không đầu tư vào giáo dục, nhân dân ở đó sẽ không có tự do." Ông nói.

"Những người nghèo nàn trên thế giới là không tự do, tôi có thể nghiệm thiết thân về việc này. Tôi xuất thân từ một gia đình rất nghèo nàn, tôi có 16 anh chị em, có 7 người bị chết yểu bởi nghèo nàn." Nhớ lại quá trình trưởng thành, Tổng thống Tô-lê-đô hình như có chút thương cảm.

"Nhưng tôi hiện nay là tự do. Tôi may mắn được tiếp thụ giáo dục, giành được học vị tiến sĩ kinh tế học, từng làm việc tại các cơ quan như Ngân hàng thế giới v.v, lại trở thành Tổng thống Pê-ru." Ông nói. "Đây cũng là điều vì sao quyết định quan trọng đầu tiên của tôi sau khi nhậm chức Tổng thống tức là đẩy mạnh đầu tư giáo dục, giúp đỡ nhân dân tôi thoát khỏi nghèo nàn, được hưởng nhiều tự do hơn."

Khi trả lời sinh viên về vấn đề dự án giao lưu giữa các trường đại học, Tổng thống Tô-lê-đô liền kiến nghị Trường đại học Bắc Kinh và Viện nghiên cứu sinh quản lý thương mại Pê-ru nơi ông từng làm giáo viên xây dựng dự án giao lưu cố định. "Mỗi bên cử 5 sinh viên đến Trường đối phương học tập. Sau khi về nước tôi lập tức cùng Viện nghiên cứu sinh quản lý thương mại xác định việc này." Tổng thống Tô-lê-đô nói. Sự trả lời của ông giành được tràng pháo tay hoan nghênh nhiệt liệt của sinh viên.

Trước khi diễn thuyết, Tổng thống Tô-lê-đô đã tiếp nhận học vị tiến sĩ danh dự do Trường đại học Bắc Kinh trao tặng, đồng thời dự lễ ký hiệp nghị hợp tác giữa Trường đại học Bắc Kinh với Viện nghiên cứu sinh Quản lý thương mại Pê-ru.

Tổng thống Tô-lê-đô được bầu làm Tổng thống Pê-ru tháng 6 năm 2001. Chuyến thăm TQ lần này, ngoài ra sức gọi thầu và du nhập đầu tư cho Pê-ru ra, ông còn dốc sức cho việc tăng cường sự giao lưu giáo dục và văn hoá giữa Pê-ru và TQ. Trong nhiều văn kiện hợp tác TQ Pê-ru ký ngày 2 tháng 6, hai bên đồng ý xây dựng một Học viện Khổng Tử tại Pê-ru .