Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-02-07 14:06:02    
Thế vận hội An-tơ-oa lần thứ 7 năm 1920--2

cri
Có 29 nước tham gia thế vận hội lần này. Các nước Ác-hen-ti-na, Mô-na-cô, Bra-xin, Nam Tư, Tiệp Khắc lần đầu tiên tham gia thế vận hội. Ê-xtô-ni-a và Phần Lan cũng tham gia với tư cách độc lập.

Cả thảy có 1669 vận động viên, trong đó 78 nữ, 2591 nam. Ba nước có đông vận động viên nhất là Bỉ: 332, Pháp: 292 và Mỹ: 282. Các môn vật tự do, cử tạ, quyền anh, bóng ngựa, bóng bầu dục, khúc côn cầu được đưa vào thi đấu. Các môn thi đấu mùa đông ngoài môn trượt băng nghệ thuật mới được đưa vào ra còn lần đầu tiên tăng thêm môn bóng băng, đây cũng là môn thi đấu mùa đông tổ chức lần cuối cùng sau thế vận hội mùa hè.

Ủy ban ô-lim-pích Quốc tế lần đầu tiên đưa ra quyết định mỗi nội dung đua thuyền mỗi nước chỉ được cử một chiếc thuyền tham gia. Mở ra tiền lệ hạn chế số người và số đội tham gia trong các môn sau này.

Do vừa trải qua thế chiến thứ nhất, nên lễ khai mạc của đại hội lần này có sự khác biệt lạ thường. Sáng hôm khai mạc ngày 14-8, do giáo chủ Bỉ làm lễ mi-sa tạ nhà thờ ở Trung tâm thành phố An-tơ-oa để tưởng niệm những danh thủ thế vận hội chết trong đại chiến. Buổi chiều mới chính thức tổ chức lễ khai mạc tại sân vận động An-tơ-oa.

Quốc vương Bỉ tuyên bố khai mạc đại hội, và lần đầu tiên kéo cờ ô-lim-pích do ông Cô-bai-tan thiết kế năm 1913; tiếp đến những chú chim bồ câu tượng trưng cho hoà bình cất cánh tung bay, đây là đàn chim bồ câu đầu tiên trong lịch sử thế vận hội. Ngoài ra, để tưởng nhớ binh sĩ các nước tham gia Hiệp ước chết trong đại chiến thế giới thứ nhất đã thắp sáng một ngọn lửa tượng trưng cho thắng lợi tại sân vận động, khác với ngọn lửa thiêng ô-lim-pích sau này là môi lửa không phải là lấy từ ô-lim-pi-a và cũng không tiến hành chạy rước đuốc.

 Tại lễ khai mạc còn lần đầu tiên tổ chức lễ tuyên thề của vận động viên. Nghi lễ này là do ông Cô-bai-tan đề xuất năm 1913 và được Ủy ban ô-lim-pích quốc tế tán thành và thực thi từ thế vận hội lần thứ 6 năm 1916. Nguyên nhân là do tại hai kỳ đại hội trước đều có hiện tượng vận động viên gian lận vì mong muốn đoạt huy chương vàng, bởi vậy ông Cô-bai-tan đã áp dụng nghi lễ truyên thề của tuyển thủ trong thế vận hội cổ đại.

Hai vận động viên bóng nước và đấu kiếm của Bỉ thay mặt vận động viên tuyên thề. Sau lễ tuyền thề, 1200 ca sĩ Bỉ đã trình diễn một chương trình ca nhạc đặc sắc.