Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-11-11 16:43:16    
Hội nghiên cứu cố đô TQ đưa Trịnh Châu vào "Tám cố đô lớn TQ"

Xin Hua

Ngày 5 tháng 11, Hội trưởng Hội nghiên cứu cố đô TQ Chu sĩ Quang tuyên bố, cố đô Trịnh Châu cùng bảy cố đô lớn là Tây An, Bắc Kinh, Lạc Dương, Khai Phong, Nam Kinh, Hàng Châu, An Dương cùng được coi là "Tám cố đô lớn TQ", đây là thành quả nghiên cứu giành được của các ngành cố đô học, khảo cổ học, sử học trước Tần, là một thành quả học thuật quan trọng trong lịch sử phát triển cố đô học TQ những năm gần đây.

Vừa qua, hội thảo học thuật 3600 năm kinh đô đời nhà Thương Trịnh Châu cùng hội nghị thường niên Hội nghiên cứu cố đô TQ do chính quyền nhân dân thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam TQ cùng Hội nghiên cứu cố đô TQ đồng tổ chức đã diễn ra tại Trịnh Châu. Hơn 100 chuyên gia, học giả nổi tiếng như giáo sư trường đại học Bắc Kinh Trâu Hoành, Lý Bá Khiêm, nguyên Giám đốc Cục văn vật nhà nước TQ Trương Văn Bân, Giám đốc Sở khảo cổ Viện khoa học xã hội TQ Lưu Khánh Trụ v.v đã đi sâu thảo luận về địa vị của thành đời nhà Thương Trịnh Châu, thời gian lập đô của kinh đô đời nhà Thương Trịnh Châu v.v.

Các chuyên gia nhận định, qua khai quật khảo cổ và đi sâu nghiên cứu của chuyên gia, học giả các ngành liên quan trong hơn 50 năm cho thấy, thành đời nhà Thương Trịnh Châu là một đô thành được xây dựng sớm nhất vào đời nhà Thương, đến nay đã có lịch sử 3600 năm, quy mô kiến trúc to lớn, bố cục quy hoạch nghiêm chỉnh, nội hàm văn hóa phong phú của nó có thể nói vào loại nhất thế giới đương thời. Là trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, thành đời nhà Thương Trịnh Châu là cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển cố đô TQ, có vai trò quan trọng kế thừa cái trước, mở ra cái sau trong phát triển văn minh ba đời nhà Hạ, nhà Thương và nhà Chu. Vùng Trịnh Châu với đại diện là thành đời nhà Thương còn phát hiện một số di chỉ thời cổ như Tây Sơn, Tân Trại, Cổ Thành Trại, Đại Sư Cô v.v, các nước chư hầu như Khoái, Quắc, Trịnh, Hàn thời Xuân Thu Chiến Quốc cũng lần lượt định đô tại nơi đây, những cái đó đều chứng tỏ khu vực Trịnh Châu tồn tại một cụm cố đô, đã xác lập hơn nữa địa vị quan trọng của Trịnh Châu trong lịch sử phát triển cố đô TQ.

Biên bản của hội nghị viết, từ "Bảy cố đô lớn TQ" phát triển đến "Tám cố đô lớn TQ" là diễn biến mới nghiên cứu khoa học của các ngành cố đô học, khảo cổ học, sử học trước Tần, là kết quả không ngừng đi sâu nghiên cứu cố đô TQ. Ngay từ hội thảo quốc tế thành đời nhà Thương Trịnh Châu với văn minh Ân Thương triệu tập tháng 8 năm 1993, các chuyên gia, học giả nổi tiếng trong và ngoài nước đã liên danh ký tên, đề nghị coi Trịnh Châu là một trong tám cố đô lớn TQ. Tháng 11 năm 2003, tại buổi toạ đàm học thuật 3600 năm kinh đô đời nhà Thương triệu tập tại Bắc Kinh, hơn 20 chuyên gia, học giả nổi tiếng TQ lại liên danh đề nghị, đưa Trịnh Châu vào "Tám cố đô lớn TQ" .