Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-11-11 16:41:56    
Cội nguồn của nền văn minh Trung Hoa

cri
Người Trung Quốc kể cả những người Hoa ở các nơi trên thế giới mỗi khi chuyện trò với bạn bè nước ngoài đều kiêu hãnh nói rằng mình là "dòng dõi của Rồng", "con cháu Viêm Hoàng". Vậy thì đây có nghĩa là gì?

Trong văn hiến cổ đại Trung Quốc thường coi Hoàng đế và Viêm đế là thủy tổ khai hóa của nền văn minh Trung Hoa, Người Hoa trong và hải ngoại đều coi Hoàng đế và Viêm đế là tổ tiên của dân tộc Trung Hoa. Nhưng sự ghi chép về Hoàng đế và Viêm đế trong văn hiến lại rất giản lược. Trong thực tế, Hoàng đế và Viêm đế chỉ là nhân vật truyền thuyết huyền thoại trong thời cổ đại Trung Quốc. Ban đầu họ đại diện cho hai thị tộc lớn, nhưng trong tiến trình lịch sử lâu dài sau này Viêm đế và Hoàng đế liên minh với nhau và không ngừng mở rộng khu vực thống trị, phía đông đến tận ven biển, phía nam đến lưu vực sông Trường Giang, phía tây đến Cam Túc, phía bắc đến vùng miền bắc tỉnh Sơn Tây và Hà Bắc ngày nay, cơ bản kiểm soát cả một vùng Trung nguyên rộng lớn, bước đầu xác định qui mô của Trung Quốc. Người đời sau đã gọi Bộ lạc Hoàng đế và Viêm đế sau khi sáp nhập là dân tộc Hoa Hạ. Sau đó lại phát triển thành dân tộc Trung Hoa, bởi vậy dân tộc Trung Hoa đều coi mình là "con cháu Viêm Hoàng", còn có truyền thuyết nói rằng Rồng là tô-tem của dân tộc Hoa Hạ, bởi vậy mới có cách nói "dòng dõi của Rồng". Trong các sách cổ Trung Quốc có rất nhiều truyền thuyết tươi đẹp về Viêm đế và Hoàng đế, tổ tiên của dân tộc. Chẳng hạn nói rằng Viêm đế đã dạy mọi người canh tác trồng trọt, phát minh và y dược, còn Hoàng đế thì phát minh ra cái nồi để thổi cơm, ông còn sai thuộc hạ của mình là Thương Khiết sáng tạo ra chứ viết, sai Linh Luân sáng tác âm nhạc và còn bảo vợ dạy nhân dân nuôi tằm kéo tơ...Mặc dù những chuyện kể trên chỉ là truyền thuyết nhưng các nhà khảo cổ và lịch sử đã chứng minh Trung Quốc là một trong những nước văn minh cổ đại và là nền văn minh chưa từng bị gián đoạn cho đến tận ngày nay duy nhất trên thế giới.

Thời kỳ then chốt của nền văn minh Trung Hoa từ đa nguyên hội tụ về một dòng chảy là từ năm 3000---2000 trước công nguyên, nền văn hóa Hải Đại có cội nguồn lấy Thái Sơn làm trung tâm đã dần dần thống nhất các khu vực như lưu vực sông Hoàng Hà, trung và hạ du sông Trường Giang...hình thành nền văn hóa Long Sơn Sơn Đông , trong thời kỳ này đã đẩy nhanh việc hình thành của các Triều đại lấy Trung nguyên làm trung tâm. Từ thời đại Long Sơn đến thời kỳ Hạ, Thương, Chu là các triều đại sớm nhất ở Trung Quốc là thời kỳ khởi nguồn và phát triển sớm nhất của nền văn minh cổ đại Trung Quốc. Các chế độ chính trị, thể chế quan liêu, tín ngưỡng tôn giáo, kết cấu xã hội...của thời cổ đại Trung Quốc đều là được đặt nền tảng trong thời kỳ này. Năm 1996 Trung Quốc đã khởi động "Công trình đứt quãng giữa các triều đại Hạ, Thương, Chu" nhằm tìm ra thước đo các niên đại của xã hội cổ đại Trung Quốc. Công trình này đã tập hợp hơn 200 chuyên gia học giả tham gia. Năm 2000, một trong những thành quả của Công trình nói trên là niên biểu Hạ, Thương, Chu đã thông qua sự nghiệm thu. Trong niên biểu mới này, Triều đại Nhà Hạ có đủ hình thái của một quốc gia đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc đã được xác định vào khoảng năm 2070---1600 trước công nguyên, mà quá trình hình thành và cội nguồn của nền văn minh trước đó vẫn là mục tiêu mà giới khoa học Trung Quốc đang nỗ lực khám phá chẳng khác nào như con người đang khám phá cội nguồn của vũ trụ, cội nguồn của sự sống vậy.